Tư vấn/ thực hiện các dự án quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý
Quản lý và phát triển CDĐL giúp phát triển bền vững sản phẩm đã được bảo hộ; tăng cường khả năng tiếp cận thị trường; nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và sở hữu trí tuệ.
1. Vai trò của Quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý:
Trong bối cảnh Việt Nam, CDĐL là một lĩnh vực quá mới mẻ, nếu chỉ dừng lại ở việc bảo hộ mà không triển khai các bước hỗ trợ tiếp theo về tổ chức quản lý và khai thác CDĐL thì việc bảo hộ không phát huy hiệu quả.
Quản lý và phát triển CDĐL giúp phát triển bền vững sản phẩm đã được bảo hộ; tăng cường khả năng tiếp cận thị trường; nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và sở hữu trí tuệ.
2. Nội dung thực hiện chủ yếu:
- Trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho cộng đồng những người sản xuất và người phân phối.
- Xây dựng và củng cố hệ thống quản lý bên trong và bên ngoài về chỉ dẫn địa lý và các phương án hoạt động của hệ thống đó.
- Xây dựng hệ thống văn bản để chúng trở thành khung pháp lý và công cụ phục vụ việc thực hiện công tác quản lý.
- Cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất nâng cao chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
- Xây dựng phương án khai thác phát triển thương mại sản phẩm chỉ dẫn địa lý.
- Tổ chức triển khai các hoạt động quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý.
3. Các phương pháp chính được xử dụng:
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp triển khai có sự tham gia để phát triển vùng sản xuất, quản lý và khai thác sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
- Hội nghị, Hội thảo, chuyên gia để nhân rộng mô hình, xây dựng các văn bản quản lý CDĐL và các công cụ quảng bá sản phẩm.
- Phương pháp xã Hội học để xây dựng các tổ chức nông dân, hệ thống tổ chức quản lý bên trong và bên ngoài.
- Phương pháp đào tạo có sự tham gia, dựa trên nhu cầu, tập huấn, tham quan đồng ruộng, thăm quan các mô hình bên ngoài, trao đổi để nâng cao năng lực.
- Phương pháp tác động theo chuỗi giá trị (ngành hàng) để phát triển thị trường cho sản phẩm.
4. Năng lực thực hiện:
Casrad có đầy đủ đội ngũ chuyên gia, kinh nghiệm và khả năng tư vấn và trực tiếp thực hiện các dự án Quản lý và phát triển các sản phẩm đã được bảo hộ (hiện đang tiến hành nghiên cứu phát triển CDĐL cho 4 sản phẩm đã được bảo hộ: Tám xoan Hải Hậu, Vải thiều Thanh Hà, Hồng Bắc Kạn, Chuối ngự Đại Hoàng...) Trong tương lai, Casrad sẽ tham gia nhiều hơn nữa trong việc nghiên cứu để phát triển bền vững các nông sản được bảo hộ CDĐL.