Tư vấn xây dựng nhãn hiệu tập thể cho nông sản
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. (Luật SHTT-2005)
1. Vai trò của NHTT:
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. (Luật SHTT-2005)
- NHTT giúp cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm (giá hàng chất lượng thường ít biến động và cao hơn so với hàng chất lượng kém trên thị trường quốc tế và nội địa), bình ổn thu nhập của nông dân bằng cách đa dạng hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả bảo quản/chế biến và tiếp thị đối với hàng nông sản. Cụ thể:
- NHTT hỗ trợ nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, lẻ trong bối cảnh người sản xuất chưa đủ khả năng để xây dựng, phát triển thương hiệu hàng hóa riêng. Thông qua đó, thiết lập ngành hàng riêng cho nông sản đặc sản của Việt Nam (sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng gắn với hệ thống quản lý chất lượng).
- Xu hướng tiêu dùng trong và ngoài nước đang chuyển sang sử dụng các sản phẩm tự nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đáp ứng các yêu cầu về NHTT và quy tắc xuất xứ hàng hóa sẽ nâng cao khả năng tiếp cận, cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.
- Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam phải ký kết các điều ước song phương, đa phương về bảo hộ SHTT. Xây dựng và phát triển tốt các sản phẩm nông nghiệp/nông thôn dựa trên cơ chế bảo hộ NHTT sẽ tạo cơ sở pháp lý để hợp tác và giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
- Xây dựng, phát triển sản phẩm theo hướng NHTT còn là tiếp cận mới trong bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì và phát huy các giá trị bản địa, góp phần đa dạng hóa sinh kế của các vùng khó khăn gắn với điều kiện sinh thái.
2. Nội dung thực hiện chủ yếu:
- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc lập hồ sơ đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu tập thể
- Xây dựng tiêu chí nhận biết chất lượng đặc thù
- Xây dựng tổ chức quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm
- xây dựng, Hoàn thiện quy trình kỹ thuật
- Lập hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể
- Xây dựng chiến lược quảng bá, phát triển thị trường cho sản phẩm
- Nâng cao năng lực cho người hưởng lợi nhãn hiệu tập
3. Các phương pháp chính được xử dụng:
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp triển khai có sự tham gia để quản lý và khai thác sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.
- Hội nghị, Hội thảo, chuyên gia để nhân rộng mô hình, xây dựng các văn bản quản lý nhãn hiệu tập thể và các công cụ quảng bá sản phẩm.
- Phương pháp tổ chức nông dân, hệ thống tổ chức quản lý bên trong và bên ngoài.
- Phương pháp đào tạo có sự tham gia, dựa trên nhu cầu, tập huấn, tham quan đồng ruộng, thăm quan các mô hình bên ngoài, trao đổi để nâng cao năng lực cho người hưởng lợi.
- Phương pháp tác động theo chuỗi giá trị (ngành hàng) để phát triển thị trường cho sản phẩm.
4. Năng lực thực hiện:
Casrad là một trong những cơ quan đi đầu và giầu kinh nghiệm trong việc Xây dựng NHTT tại Việt Nam. Các sản phẩm nông sản đặc sản nổi tiếng đã và đang được CASRAD hỗ trợ xây dựng NHTT như gạo nếp cái Hoa vàng Hải Dương, bò H’mông tại Cao Bằng, Mía tím tại Hòa Bình...