Đăng nhập hệ thống


Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho Nông sản

Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là thuật ngữ chỉ ra mối quan hệ giữa giá trị đặc thù của sản phẩm/dịch vụ mang địa danh địa lý gắn liền với điều kiện tự nhiên đặc thù của khu vực, hoặc với những kỹ năng sản xuất đặc biệt mà các sản phẩm, dịch vụ cùng loại khác nằm ngoài khu vực địa lý không có được. Kinh nghiệm thế giới cho thấy vai trò quan trọng của CDĐL:

 

1. Vai trò của Chỉ dẫn địa lý:

Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là thuật ngữ chỉ ra mối quan hệ giữa giá trị đặc thù của sản phẩm/dịch vụ mang địa danh địa lý gắn liền với điều kiện tự nhiên đặc thù của khu vực, hoặc với những kỹ năng sản xuất đặc biệt mà các sản phẩm, dịch vụ cùng loại khác nằm ngoài khu vực địa lý không có được. Kinh nghiệm thế giới cho thấy vai trò quan trọng của CDĐL:

- Là giải pháp chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường (hàng giả, hàng nhái, giúp phân biệt được một sản phẩm theo những tiêu chí chất lượng đặc biệt liên quan tới cộng đồng có nguồn gốc địa lý và phương pháp sản xuất, sử dụng riêng.

- Giúp tổ chức sản xuất của một khu vực bằng cách xác định chỉ tiêu cơ bản để tăng các giá trị của sản phẩm, tạo điều kiện tiếp thị và thâm nhập vào bất kỳ thị trường nào.

- Là công cụ phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững thông qua khai thác các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt của nông thôn

- Góp phần đa dạng hóa sản xuất, bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo tồn các kiến thức bản địa dựa vào nguồn lợi tự nhiên (Agridea, 2009)

- Xây dựng các giá trị di sản của nhân loại với UNESCO.

2. Nội dung thực hiện chủ yếu:

- Xác định sản phẩm (bao gồm cả mô tả tính chất đặc thù, danh tiếng, truyền thống, nguồn gốc, văn hoá của sản phẩm);

- Tên gọi xuất xứ;

- Giới hạn địa lý vùng sản xuất và cách xác định giới hạn vùng địa lý;

- Phương pháp sản xuất hay quy trình kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm;

- Những yếu tố chứng minh mối quan hệ sản phẩm với vùng địa lí;

- Tham số, tham chiếu, các nguyên tắc để kiểm tra sản phẩm.

3. Các phương pháp chính được xử dụng:

- Phương pháp chuyên gia.

- Điều tra có sự tham gia (PRA)

- Nghiên cứu ngành hàng:

- Đánh giá định tính và định lượng

- Phân tích nông hóa và thổ nhưỡng

- Phân tích thống kê

- Địa lý nông nghiệp

4. Năng lực thực hiện:

Casrad là một trong những cơ quan đi đầu và giầu kinh nghiệm nhất trong việc Xây dựng CDĐL tại Việt Nam. Đến nay (2011), Casrad đã tiến hành tư vấn thành công cho 6 sản phẩm, bằng 28.57% tổng số CDĐL được bảo hộ của Việt Nam (Vải thiều Thanh Hà, Chuối Ngự Đại Hoàng, Bưởi Phúc Trạch, Hồng không hạt Bắc Kạn, Tám xoan Hải Hậu, Nắm tôm Hậu Lộc), và đang tiếp tục xây dựng CDĐL cho nhiều nông sản khác (Mật ong Bạc hà - Hà Giang và Bưởi Luận Văn - Thanh Hóa...).



BÌNH LUẬN
THÔNG BÁO
LỊCH
LIÊN KẾT WEBSITE