Đăng nhập hệ thống


Tư vấn xây dựng và phát triển Chuỗi giá trị

Chuỗi gía trị bao gồm tất cả các khâu từ sản xuất tới tiêu dùng nhưng nhấn mạnh việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của người tiêu dùng thay vì sản xuất những gì có thể.

 

1. Vai trò của nghiên cứu chuỗi giá trị:
Chuỗi gía trị bao gồm tất cả các khâu từ sản xuất tới tiêu dùng nhưng nhấn mạnh việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của người tiêu dùng thay vì sản xuất những gì có thể. Thêm vào đó, điểm khác biệt của chuỗi giá trị là việc các tác nhân trong chuỗi phải cùng nhau chuyển từ trạng thái cạnh tranh lẫn nhau sang cùng hợp tác, có chung tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro. Một chuỗi giá trị được hình thành không phải để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi nhu cầu của người tiêu dùng ở tất cả các phân khúc thị trường mà là để đáp ứng nhu cầu của một nhóm người tiêu dùng với yêu cầu cụ thể.
Chuỗi giá trị có vai trò rất quan trọng đối với hàng nông sản:
- Nâng cao lợi ích và sự bền vững của các tác nhân tham gia vào quá trình hình thành và phát triển chuỗi giá trị, đặc biệt quan tâm tới sinh kế cho nông dân nghèo, sản xuất nhỏ thuộc vùng khó khăn
- Góp phần khuyến nghị về chính sách trong phát triển sản phẩm theo hướng chất lượng và bền vững  
2. Nội dung thực hiện chủ yếu:
Các nội dung chính thực hiện trong nghiên cứu
- Nghiên cứu chẩn đoán xác định chuỗi giá trị tiềm năng
- Đánh giá nhanh chuỗi giá trị 
- Nghiên cứu người tiêu dùng nhằm xây dựng cơ sở cho việc phát triển kênh hàng chất lượng dựa trên sở thích của người tiêu dùng: thông qua phỏng vấn và thử nếm.
Các nội dung chính trong phát triển
- Xây dựng và nâng cao năng lực cho nông dân sản xuất nhỏ thông qua mô hình tổ chức nông dân
- Tạo thêm giá trị cho sản phẩm ở khâu sản xuất: áp dụng qui trình kỹ thuật...
- Tạo thêm giá trị cho sản phẩm ở các khâu sau thu hoạch: phân loại sản phẩm, mẫu mã, bao bì...
- Quảng bá sản phẩm thông qua hội thi nấu ăn, thử nếm sản phẩm, tờ rơi 
- Giới thiệu, xúc tiến thuong mại cho sản phẩm với tác nhân bán lẻ ở thị trường cao cấp (siêu thị, cửa hàng thực phẩm cao cấp,...)
3. Các phương pháp và công cụ chính được xử dụng:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp đánh giá nhanh chuỗi giá tri bao gồm: Thảo luận nhóm theo chủ đề (FGD), phỏng vấn theo bảng câu hỏi bán cấu trúc, phỏng vấn mở theo các vấn đề chính, quan sát thực địa.
- Phương pháp nghiên cứu người tiêu dùng thông qua thử nếm, đánh giá cảm quan.  Bên cạnh phương pháp thông thường là phỏng vấn (nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng dựa trên kinh nghiệm về mua bán, sử dụng, lựa chọn...), phương pháp thử nếm cũng là một trong những phương pháp cho biết sở thích của người tiêu dùng nhưng dựa trên kinh nghiệm sau khi được thử nếm 
4. Năng lực thực hiện:
CASRAD có một bộ môn chuyên nghiên cứu và phát triển lĩnh vực này với những chuyên gia giầu kinh nghiệm. Trong những năm qua CASRAD đã tư vấn thành công nhiều chuỗi giá trị tại các vùng khác nhau với các sản phẩm khác nhau như: thịt bò H’mông Cao Bằng, trứng gà sạch Trường Thịnh tại Bắc Ninh, gạo nếp cái hoa vàng Hải Dương, mận Sơn La, các loại rau bản địa tại miền núi phía bắc… các kết quả tư vấn góp phần phát triển sản xuất, nâng cao giá trị cho sản phẩm, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt các hộ nông dân nhỏ



BÌNH LUẬN
THÔNG BÁO
LỊCH
LIÊN KẾT WEBSITE