Đăng nhập hệ thống


Họp tham vấn kỹ thuật dự án STAR-FARM

Ngày 25 và 26 tháng 4, Dự án “Chuyển đổi các hệ thống nông nghiệp sinh thái thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng giữa và ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” (STAR-FARM) đã tổ chức Họp kỹ thuật với 03 tỉnh Đồng Tháp,Trà Vinh và Kiên Giang để thống nhất các hoạt động chính trong 6 tháng tiếp theo.

z5381186050776-8d3a8bcfe63fb2b9aaa94fe798033c9d-1714011831.jpg

Về dự có đại diện Vụ HTQT ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Vụ trưởng; Đại diện của tổ chức FAO; PGS.TS.Đào Thế Anh, Viện KHNN Việt Nam; Viện chính sách và Chiến lược… cùng lãnh đạo và cán bộ 3 tỉnh dự án.

z5381183181481-3c9ac349f37f4075eaed6b000f493d86-1714011776.jpg
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ HTQT phát biểu khai mạc 

Dự án có thời gian thực hiện: 48 tháng, từ 2023 đến 2027.

Dự án STAR-FARM sẽ đóng góp vào thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 (SDG) của Liên Hợp Quốc, như "xóa nghèo", "không còn nạn đói", "sức khỏe và hạnh phúc", "giáo dục có chất lượng", "bình đẳng giới", "việc làm tốt và tăng trưởng kinh tế", "giảm bất bình đẳng", "sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm" và "hành động ứng phó với BĐKH". Trong đó, các mục tiêu phát triển bền vững số 3 - “đảm bảo cuộc sống lành mạnh và thúc đẩy phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi, số 10 - “giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia”, và số 13 - “hành động khẩn cấp để ứng phó BĐKH và các tác động của nó” sẽ được ưu tiên. Ngoài ra, Dự án sẽ đặc biệt chú ý đến việc áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn và có thể xây dựng một kế hoạch hành động liên quan.

z5381195109915-5bbb28bfa41ac39b2c6fdc4d0bf521b6-1714011937.jpg
MS Thuỷ Đại diện tổ chức FAO trình bày nội dung dự án 

Dự án sẽ xem xét khả năng giảm nghèo và phát triển các hệ thống nông sản bền vững hơn thông qua hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, nhằm giảm sự bất bình đẳng về khả năng tiếp cận các cơ hội nâng cao năng lực, ra quyết định và cải thiện thu nhập tại các tỉnh bị dễ bị tổn thương bởi BĐKH trong vùng ĐBSCL. Dự án cũng đặt ra mục đích tăng cường sinh kế cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ, cải thiện các cơ hội kinh tế và tăng thu nhập của các hộ gia đình. Người DTTS, phụ nữ và thanh niên sẽ là đối tượng ưu tiên hưởng lợi trong dự án. Dự án sẽ giúp tạo ra các cơ hội việc làm thông qua việc xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ và người DTTS là chủ ở vùng ĐBSCL.

z5381225076322-eea727f0ff9bc319d409599107063521-1714012819.jpg
Ông Nguyễn Anh Phong - Phó Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược - Bộ nông nghiệp và PTNT 

Thông qua việc khuyến khích đầu tư áp dụng và nhân rộng các thực hành/công nghệ sản xuất bền vững, thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chuẩn bền vững và cải thiện chất lượng lương thực, giúp phát triển hệ thống hàng hóa nông nghiệp có trách nhiệm. Từ đó vấn đề sức khỏe cộng đồng cũng sẽ được cải thiện  chất lượng đất được phục hồi, giảm ô nhiễm, giảm sử dụng thuốc BVTV.

z5381250285108-c128cec3fd5ba89e85aeeef5b215787e-1714012883.jpg
PGS.TS.Đào Thế Anh - PGĐ Viện VAAS trình bày tại buổi họp 

Dự án sẽ kế thừa, kết nối và phối hợp với các dự án khác trong vùng ĐBSCL như GEF-FOLUR, VnSAT, các giải pháp đổi mới sáng tạo xanh, cách tiếp cận cảnh quan, v.v, nhằm áp dụng các kinh nghiệm thiết kế và triển khai các can thiệp từ các dự án này để giải quyết các thách thức trên.

Dự án hướng đến 3 kết quả lớn:

Kết quả 1, với mục tiêu là hỗ trợ thực hiện chính sách (tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện các chính sách, thực hiện các đối thoại đa bên (MSP) và nâng cao năng lực tổ chức cho các bên cung cấp dịch vụ PPP  cho chuyển đổi hệ thống lương thực thông minh với khí hậu ).

z5381200322941-08c3af9ba511764d101c1a4d20f6d03d-1714012959.jpg

Kết quả 2, thích ứng với BĐKH, giảm nghèo và tăng cường hỗ trợ cho các nhóm dễ bị tổn thương sẽ được thực hiện với mục tiêu cụ thể là phát triển các chuỗi giá trị công bằng, thân thiện với khí hậu và môi trường. Việc lựa chọn và thực hiện các giải pháp đổi mới nông nghiệp sinh thái chính tại các địa bàn của dự án, cùng với sự hỗ trợ từ các đối tác nghiên cứu, sẽ giúp xây dựng các phương thức canh tác có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và thân thiện với môi trường. Hoạt động nâng cao năng lực tại các điểm dự án sẽ giúp tăng cường việc áp dụng các giải pháp đổi mới nông nghiệp sinh thái chính cho các bên tham gia chuỗi giá trị, bao gồm các HTX, các tổ chức doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân.

z5381188203001-7d9a119fb66c117937efff53fef6da37-1714011937.jpg

Ngoài ra, dự án cũng sẽ chú trọng vấn đề liên quan tới những hạn chế tiếp cận mà phụ nữ, thanh niên, người DTTS và có thể gặp phải khi tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc trau dồi kỹ năng kỹ thuật và/hoặc kinh doanh cho họ.

Kết quả 3, liên quan đến hệ thống nâng cao năng lực thích ứng cho các bên liên quan đối trong GSĐG việc chuyển đổi các hệ thống lương thực và đóng góp thực hiện các mục tiêu NDC của Việt Nam. Dự án sẽ hỗ trợ để xây dựng các cơ chế nhằm khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo, phát triển các chuỗi giá trị nông nghiệp sinh thái công bằng, thân thiện với khí hậu và môi trường, củng cố và thúc đẩy các quá trình ra quyết định một cách minh bạch và dựa trên thông tin đầy đủ.

Mục tiêu chung: Tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi các hệ thống lương thực thông minh, bền vững, tăng khả năng thích ứng với BĐKH, giảm suy thoái môi trường và các tác động bên ngoài khác[1] tại vùng giữa ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

z5381188173447-dce26eb982cde7aac3ab34650d152e9f-1714011937.jpg

Mục tiêu cụ thể:

Hỗ trợ thực hiện chính sách, các đối thoại đa bên (MSP) và nâng cao năng lực tổ chức cho các bên liên quan trong hợp tác công tư liên quan đến chuyển đổi hệ thống lương thực thông minh với BĐKH.

z5381188164941-19d2cad95208463c3b38c365c18eef26-1714011937.jpg

Hỗ trợ phát triển và cải thiện các chuỗi giá trị nông nghiệp sinh thái bao gồm tổng hợp, phân tích và cải tiến các hệ thống sản xuất nông nghiệp sinh thái thích ứng với BĐKH đang được triển khai, nâng cao năng lực cho các tổ chức của nông dân và HTX, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp nhằm khuyến khích phát triển các chuỗi giá trị nông nghiệp sinh thái công bằng, thân thiện với khí hậu và môi trường.

z5381188205886-62980b7e0ce9bc60ddd7ebfd89e7998d-1714011937.jpg

Tăng cường năng lực thích ứng: nâng cao năng lực của các bên liên quan về GSĐG trong chuyển đổi các hệ thống lương thực và các đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của các hệ thống này; thúc đẩy các cơ chế đổi mới sáng tạo nhằm khuyến khích các chuỗi giá trị nông nghiệp sinh thái công bằng, thân thiện với khí hậu và môi trường.



BÌNH LUẬN
THÔNG BÁO
LỊCH
LIÊN KẾT WEBSITE